Archive | hoang oanh RSS for this section

Phim “nóng” càng cấm càng… hot

Phim “nóng” càng cấm càng… hot

Một số người còn nhận xét, Bẫy cấp 3 “sống nhờ”… ngực khủng và cảnh nóng

 Việc lạm dụng cảnh nóng từ khâu quảng bá, dẫn đến tâm lý hụt hẫng khi chúng bị cắt bỏ hoặc bộ phim cấm ra rạp là một biểu hiện tiêu cực cho nền điện ảnh nước nhà.
Phim bị cấm: Vẫn xem

Là bộ phim kinh dị Việt dành cho tuổi teen dự kiến ra mắt vào ngày 18/5 tới, Bẫy cấp 3 ngay từ đầu đã gây chú ý đối với khán giả bởi dàn diễn viên đẹp như Nam Thành, Hoàng Oanh, Baggio…
Tuy nhiên, hôm 8/5, trên website những nhà phát hành phim lớn như MegaStar, Galaxy, BHD Star… , thông tin về bộ phim này đều bị gỡ xuống.
Lý giải cho việc này, một thành viên Hội đồng duyệt phim Quốc gia (xin giấu tên) tiết lộ rằng, Bẫy cấp 3 đã không được Hội đồng duyệt phim Quốc gia thông qua bởi một số lý do như phim thiếu logic (nhất là “nút thắt” về nhân vật hung thủ trong phim), chất lượng kém về âm thanh và không có tính giáo dục như  nhà sản xuất Trọng Dần đã khẳng định. Đặc biệt, cảnh nóng của bộ phim bị đáng giá chỉ mang tính chất câu khách.

Phim “nóng” càng cấm càng… hot, Phim, bay cap 3, hot boy noi loan, bi dung so, hoang oanh, nam thanh, ngoi sao dien anh, dien vien, sao viet, phim moi, phim kinh di, phim teen, phim
Một cảnh trong Bẫy cấp 3

Mặc dù Hội đồng duyệt phim Quốc gia chưa đưa ra quyết định cuối cùng để gửi tới Cục Điện ảnh như khi được hỏi về bộ phim còn cơ hội đến với khán giả, nhà sản xuất Trọng Dần khẳng định: “Nói thật sau khi nhận được công văn chúng tôi không hy vọng bộ phim sẽ được ra rạp”.
Trước đó, trong những hình ảnh và trailer ra mắt vào cuối tháng trước , Bẫy cấp 3 đã hé lộ khá nhiều cảnh quay nhạy cảm, có yếu tố sex và bạo lực. Chính những hình ảnh này đã dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Số đông người cho rằng, đây là một bộ phim dành cho teen nhưng không phù hợp vì có quá nhiều cảnh nóng. Số khác lại ủng hộ với lý do, cái nhìn và quan điểm của mỗi người khác nhau.
Hiện trên các trang cá nhân, nhiều bạn trẻ đã bày tỏ ý định sẽ xem cho được bộ phim này nếu có bị cấm ra rạp đi chăng nữa. “Mới nghe nói Bẫy cấp 3 bị cấm ra rạp. Tiếc quá! Em Hoàng Oanh đẹp thế, sexy thế mà không được xem sao? Nói thế chứ kiểu gì mà chẳng xem được. Thiếu gì cách để xem bà con nhỉ…”, bạn có nickname Hoahoanganh viết.
Điều này cho thấy, cảnh nóng, sốc, sex có tác động rất lớn đến số đông công chúng.
PR tùy tiện
Có thể nói, Bẫy cấp 3 cũng giống một số phim khác, là việc sử dụng cảnh nóng để PR cho phim trước khi ra rạp. Bên cạnh đó, các thủ tục kiểm duyệt chỉ được áp dụng khắt khe ở bản phim chính thức, còn với trailer, teaser thì gần như thả nổi. Đây chính là cơ hội để nhiều nhà làm phim  PR tùy tiện cho bộ phim của mình bằng những hình ảnh sốc, sex. Hơn thế, vì những trailer, hình ảnh này được tung lên internet nên việc dán nhãn 16+ hay 18+ không có. Vì thế, tất cả mọi người, đủ độ tuổi có thể dễ dàng tiếp cận.

Phim “nóng” càng cấm càng… hot, Phim, bay cap 3, hot boy noi loan, bi dung so, hoang oanh, nam thanh, ngoi sao dien anh, dien vien, sao viet, phim moi, phim kinh di, phim teen, phim
Một số người còn nhận xét, Bẫy cấp 3 “sống nhờ”… ngực khủng và cảnh nóng (trong ảnh: người mẫu Hoàng Oanh trong phim)

Cũ người, mới ta
Phân loại phim theo độ tuổi, chuyện quá bình thường ở nhiều nước phát triển. Tại Mỹ, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ phân loại phim theo tuổi tác với các cấp độ khác nhau. Loại G là phim dành cho mọi đối tượng, không có cảnh yêu đương, khỏa thân, bạo lực, nghiện hút. Loại PG là phim dành cho trẻ em phải có người lớn đi kèm. Loại M, chỉ trẻ em từ 15 tuổi trở lên mới được xem. Loại R, chỉ khán giả từ 18 tuổi trở lên mới được xem. Một số nước như Anh, Pháp, cũng phân loại phim theo các cấp độ tương tự.

Tại châu Á, Hàn Quốc là nước có hệ thống phân loại phim tương đối chặt chẽ, với các cấp độ tuổi khác nhau: dưới 10, 12, 14, và 16 tuổi… Ở các nước, trên một băng đĩa bán tại các cửa hàng, đều ghi rõ các ký hiệu phim dành cho độ tuổi nào, độ tuổi nào khuyến cáo không được xem phim và chủ cửa hàng không được phép bán băng đĩa nhầm đối tượng.
Hiện phim ở Việt được phân loại theo hai độ tuổi: trên 16 và dưới 16. Tuy nhiên, việc này vẫn còn thả lỏng, chưa nghiêm khắc nên mới có tình trạng khán giả nào cũng xem phim có cảnh nóng được và một số bộ phim đã bị cắt cảnh nóng nhằm giảm sự tò mò của nhiều bạn trẻ chưa có nhận thức cao, ham vui, bị thu hút bởi sex này, sốc nọ…
Biểu hiện tiêu cực
Chính vì thế, nhiều bộ phim có cảnh nóng được-cho-là-quan-trọng bởi nó có ý nghĩa kết nối mạch phim và làm rõ tình huống cũng như tính cách của nhân vật trong phim đã bị cắt một cách thô bạo gây hụt hẫng cho người xem. Bi, đừng sợ là một ví dụ. Dù đoạt 2 giải lớn tại LHP Cannes lần thứ 63, nhưng khi chiếu ở Việt Nam, những người đã từng xem “chui” bản đầy đủ của bộ phim thì thấy hụt hẫng còn những người mới lần đầu được xem Bi, đừng sợ thì ngơ ngác vì nhiều cảnh xem xong… chẳng hiểu gì. Phan Đăng Di chia sẻ rằng nỗi buồn lớn nhất của anh chính là bản chiếu lần này không đuợc đầy đủ. Tất nhiên, những người chưa hiểu ấy lại tìm xem… đĩa lậu để hiểu hơn. Còn những người đã hiểu lại ra rạp để biết, cảnh nào đã bị cắt.
Hot boy nổi loạn cũng là một bộ phim như thế. Ngay khi bộ phim này ra rạp, nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra. Số đông khán giả thậm chí còn bức xúc bởi những cảnh nóng họ mong đợi từ khi trailer mời chào đã không còn. Thế nên, chuyện khán giả đi tìm xem bản gốc của bộ phim là điều không lấy gì làm lạ.
Việc lạm dụng cảnh nóng từ khâu quảng bá, dẫn đến tâm lý hụt hẫng khi chúng bị cắt bỏ  hoặc bộ phim cấm ra rạp là một biểu hiện tiêu cực cho nền điện ảnh nước nhà. Điều này có thể lôi kéo người xem đến rạp hoặc tìm đến những phương tiện trái phép nhằm thỏa mãn sự tò mò nhưng lại đẩy họ ra xa khỏi những giá trị thưởng thức chính thống.
Cách tốt nhất để tránh khán giả có tâm lý “bị lừa” là  các bộ phim nên kiểm duyệt chặt chẽ từ khâu quảng bá bằng hình ảnh, trailer, teaser để quyết định bộ phim có tiếp tục được thực hiện hay không. Vấn đề còn lại là các cơ quan chức năng phải làm sao điều hòa được các thể loại phim nhập từ nước ngoài vào, và xây dựng được các nguyên tắc, quy chuẩn phân loại phim theo chuẩn mực văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống phân loại phim cần chuyên nghiệp hơn để tránh cắt cảnh khiến khán giả hụt hẫng vì xem phim chẳng hiểu gì.

Sau Ngôi nhà trong hẻm, đạo diễn Việt kiều Lê Văn Kiệt tự tin giới thiệu “đứa con” thứ hai – Bẫy cấp 3 – cũng nằm trong thể loại rùng rợn, hồi hộp, đầy kịch tính. Phim xoay quanh chuyến đi picnic của nhóm bạn trẻ 5 người tại Đà Lạt. Tuy nhiên thay vào những giây phút thư giãn, thoải mái trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thì hàng loạt những chuyện kỳ lạ liên tiếp xảy ra đối với nhóm bạn, kéo theo là những hậu quả ngoài sức tưởng tượng – từng người một trong nhóm 5 thanh niên bị “thanh toán” một cách bí ẩn. Vô số những câu hỏi được đặt ra, sát thủ là ai trong số họ? Nguyên nhân là do đâu? Và cuối cùng ai là người sống sót?